DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HOÁ

Thứ hai - 27/03/2023 23:51
Thanh Liên, một mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, là đất học. Ngày xưa, nơi đây có nhiều người đậu đạt và làm quan, có nhiều người học cao, hiểu rộng sau đó đem tài năng của mình ra giúp dân, cứu người. Trên địa bàn xã Thanh Liên hiện còn lưu giữ 2 ngôi đền thờ 2 vị quan cai quản và bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Trong những năm gần đây, nhân dân trong xã đã cùng nhau góp công, góp sức phục dựng và Chính quyền xã nhà đang làm thủ tục đề nghị Tỉnh Nghệ An công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Thanh Liên, vở đẹp vùng thôn quê
Thanh Liên, vở đẹp vùng thôn quê
1.Đền Bản Cảnh:
Đền Bản cảnh toạ lạc trên đỉnh rú Đền, thờ Thượng thư hình bộ Đinh Bô Cương.
Đinh Bộ Cương – còn được đọc là Đinh Bô Cương, quê ở làng Cao Môn, tổng Cát Ngạn, nay là xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, Nghệ An, là một danh sĩ và đại thần Đại Việt thời Hậu Lê. Ông làm quan trải hai đời Vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, thăng tới chức Hình bộ Thượng thư. Ông là vị quan thanh liêm, cương trực, có vai trò quan trọng trong việc chiêu dân lập ấp, khai khẩn nên các xã vùng hữu ngạn sông Lam tổng Cát Ngạn, nay là các xã Thanh Liên, Thanh Mỹ, Hạnh Lâm, Thanh Đức, huyện Thanh Chương.
Sau khi nghỉ việc quan, Đinh Bộ Cương về quê, ngược dòng sông Giăng cách nhà khoảng 10 km, khai khẩn đất hoang, vừa canh tác vừa mở trường dạy học theo phương thức "Dĩ nông tàng Nho". Ông vừa chiêu tập dân đinh, khai khẩn hoang hóa thành làng Môn Trang (Trang ấp người Cao Môn), vừa cho xây dựng con đập cùng công trình dẫn thủy nhập điền vào cánh đồng Môn Điền.
Ông qua đời và được an táng tại quê nhà, nay thuộc xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An, được dân làng tôn làm Thành hoàng.
TẾ BC
Lễ tế Đền Bản Cảnh vào ngày 16/6 Âm Lịch
Do có công lớn trong việc chiêu dân lập ấp, khai khẩn, ông được dân làng Cao Môn, tức xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tôn làm Thành hoàng và được triều đình sắc phong chính thức. Vùng khai khẩn vẫn còn lưu giữ nhiều di tích như khu mộ 7 ngôi, trong đó có ngôi của ông, ở đất Tràng Học là nơi ông mở trường dạy học; Đền Bản Cảnh do ông lập nên cầu giang sơn phù hộ cho mọi người khi vào rừng khai khẩn (Theo Tàng thư họ Mai, Cát Ngạn); Lò Vôi (theo Tàng thư họ Mai, cũng do ông xây dựng, nhưng theo Thanh Chương huyện chí, lò vôi xây dựng vào năm 1808); Điểm phát lộ tiền cổ cùng nhiều cổ vật khác ở Động Chuyền, hữu ngạn Rào Con cách Cửa Rào khoảng 1 km, vào những năm đầu thế kỷ XXI; Còn phải kể tới: Dãy Lèn Môn Trang, còn gọi là lèn Yên Sơn (tức Yến Sơn - núi én) gồm 3 hòn: Lèn Thượng - Lèn Hạ - Lèn Một là những kì quan thiên tạo, nơi chứa nhiều sự tích của vùng Hạnh Lâm; và ngược dòng sông Giăng tới Môn Sơn, Lục Dạ, nay thuộc huyện Con Cuông, đều là những địa danh gắn với tên tuổi và sự nghiệp của ông.
Ở làng Cao Môn trước đây có ngôi đình làng và đền thờ Đinh Bô Cương, nhưng do hoàn cảnh lịch sử, ngôi đình và đền thờ đã bị phá hủy. Cho đến năm 2012, người ở xã Thanh Liên đã cùng với chính quyền xã nhà xây dựng một am thờ nhỏ ngay tại nền cũ của đền thờ ở tại xóm Liên Trường, xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương. Hằng năm vào ngày 16/06 âm lịch, vốn là ngày tế lễ ngày trước đều tổ chức tế lễ, do chủ tịch UBND xã Thanh Liên làm chủ tế.Đền cũ
Ngày 01 tháng 12 năm 2019, ngôi đền được xây mới trên nền đất cũ đã được hoàn thành bằng nỗ lực của chính quyền xã Thanh Liên và người dân nơi này.
BẢN CẢNH 1
Ngày nay, cứ mỗi dịp lễ, tết hay ngày rằm, mồng một nhân dân trong vùng lại đến Đền để thắp hương, tưởng niệm và ghi nhớ công ơn của Ngài.
2.Đền Quan Lang.
Đền Quan lang thờ Thành hoàng Hắc y nhị vy lâm cục làng Cao Điền, tổng Cát ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ an.
Theo sử sách truyền lại, đặc biệt thông qua kết quả dịch thuật 3 đạo sắc được lưu giữ và tập hồ sơ Thần Tích – Thần Sắc tại Viện thông tin khoa học xã hội Việt nam. Mã số TT – TS FQ - 4018 /8/26. Ghi rằng Đền quan lang, thờ Thành hoàng Hắc y nhị vy lâm cục làng Cao Điền, tổng Cát ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ an. Được vinh danh ngày 20 tháng 2 năm thứ 2 Thành Thái; thăng cấp ngày 11 tháng 8 năm thứ 3 Duy Tân; thăng cấp thành hoàng nhị phẩm ngày 15 tháng 7 năm thứ 9 Khải Định.
QL
Theo sử sách lưu truyền, thần Hắc y nhị vỵ lâm cục là quan bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Sau khi Ngài qua đời, để ghi nhớ công ơn của Ngài, người dân Cao Điền đã lập đền thờ Ngài. Sau cải cách ruộng đất năm 1956, Đền bị người dân tháo dỡ và đưa về làm nhà ở. Vào năm 2019, nhân dân trọng vùng đã chuộc lại nhà đền và đưa về vị trí cũ. Năm 2021, Chính quyền địa phương và bà con nhân dân đã phục dựng, làm mới nhà hạ. Hiện nay, đền có nhà thượng, nhà hạ khuôn viên có ao Sen, công Tam quan và nhiều cây cảnh đẹp đẽ, thanh tịnh.
CỔNG QL
Lễ tế thần Hăc y nhị vy lâm cục được tổ chức mỗi năm 2 lần vào đầu mùa xuân và đầu mùa thu. Nhân dân trong vùng tổ chức cúng tế theo nghi lễ cổ truyền. Ngoài ra, các ngày lễ, tết, ngày rằm, mồng một nhân dân trong vùng thường đến thắp hương cầu xin cho gia đình được mạnh khoẻ, bệnh tật được đẩy lùi, cầu cho Quốc thái, dân an.
 

Tác giả bài viết: Phạm Văn Dần

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây